PSSC2017    PSSC2016    PSSC2015

User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 

luu vong

I – Bị bắt giữ.

Trong buổi sáng của ngày tháng Sáu đầy sôi động ấy, một người phụ nữ có tuổi lặng lẽ lại gần tôi và khều vai tôi. Mái tóc của bà điểm bạc, cặp mắt hiếng, miệng hơi hở lợi, bà cầm một lon nước đã mở nắp và ra hiệu mời tôi uống, hầu như không nhận thức việc mình đang làm.

Bà không biết rằng vài phút trước đó, tôi đã thoáng thấy bà trong đám mấy người công an, lực lượng bảo vệ an ninh công cộng của Việt Nam. Tôi nhã nhặn từ chối. Một người cùng đi biểu tình lúc đó, một thanh niên khoảng 20 tuổi, nhanh chóng xác nhận với tôi điều tôi thoáng ngờ vực: “Cẩn thận. Công an có thể bỏ thuốc cho anh đó. Họ rất biết cách.”

Lực lượng công an đã rất nhầm khi theo bám lấy tôi như là một trong các thủ lĩnh của ngày định mệnh ấy. Tôi cũng chẳng trách họ. Khi đoàn biểu tình từ công viên Hoàng Văn Thụ, gần sân bay Tân Sơn Nhất xuống Nam Kỳ Khởi Nghĩa, một trong các con đường chính dẫn về trung tâm thành phố, thì tôi, từ một người chỉ ghi lại tư liệu về sự kiện, đã dần trở thành một kẻ phá rào.

Tại một số giao lộ dọc theo Nam Kỳ Khởi Nghĩa, công an đã dàn lên các rào cản bằng các nhân viên công lực được trang bị các dụng cụ chống đỡ, trải mỏng ra làm 3-4 hàng mà phần lớn là những người trai trẻ ốm yếu. Tôi lách qua đám đông và đứng thẳng ngay trước họ.

Những người trai ấy có vẻ căng thẳng, họ giữ hàng lối chỉ bởi những người cấp trên lớn tuổi hơn của họ đứng sát đằng sau và quát tháo. Họ bị số đông đang sôi sục biểu tình áp đảo.

“Con đường này được xây bằng tiền thuế của chúng tôi! Chúng tôi có quyền đi ở đây!”

“Các em trẻ nên tham gia cùng chúng tôi”

“Chúng tôi diễu hành vì đất nước!”

“Tại sao các em chống lại người dân?”.

Những người biểu tình tức giận khi đối diện với họ, nhưng đồng thời, sợ manh động; họ hiểu rất rõ rằng đằng sau các tấm khiên chắn là một bộ máy an ninh đồ sộ và chuyên đi trừng phạt. Từ trên cao, có lẽ nó giống như một con đập sắp nổ tung. Và tôi hiểu rằng với một lượng người đông bên phía chúng tôi như lúc đó, thì chỉ một châm chích nhỏ là con đập bất công sẽ bị nhấn chìm.

Vì vậy tôi đã vượt qua. Và tôi đã làm như vậy tại ít nhất là 3 ngã tư. Đó là một quyết định có tính toán.

Lúc chúng tôi tới ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Lý Chính Thắng, chỉ cách Dinh Độc Lập vài khu phố, lực lượng công an đã rút ra được bài học cho mình. Thay vì sử dụng trái tim của những người trai trẻ, họ quyết định mang các xe tải ra đậu ngang ngã tư.

Một lần nữa tôi bước lên hàng đầu và đề nghị công an cho xe tải tránh đi. Họ từ chối. Thế là tôi nhảy lên sàn một chiếc xe và giúp những người biểu tình-đi bộ vượt qua chướng ngại vật. Tôi đã nắm tay rất nhiều người trong ngày hôm đó, kéo cả người trẻ và người già lên sàn xe và qua bên kia.

Hiểu rằng những người biểu tình đi xe máy sẽ bị tắc lại, tôi bắt đầu tìm cách để mở ra một lối thoát rộng hơn. Các xe tải đậu ngang đường, nhưng trên vỉa hè, hàng rào cản lại là các xe máy của cảnh sát. Thế là tôi cùng một số những người biểu tình bắt đầu nâng những xe máy ra khỏi chỗ và sau khi chúng tôi làm được như vậy, thì cảnh sát và những người biểu tình lại một lần nữa lại đụng độ nhau.

Họ yêu cầu chúng tôi không chạm vào xe của họ, tuy nhiên chúng tôi đáp trả lại rằng chúng tôi không làm trầy xước chúng, rằng chúng tôi chỉ dời những chiếc xe đó ra chỗ khác thôi. Tới lúc những người biểu tình đi xe máy bắt đầu tìm cách lách qua lối đi nhỏ đang rộng dần, thì đó cũng là một dòng chuyển động, lại một lần nữa, công an không thể ngăn lại. Đám đông reo hò mừng rỡ, bởi một nhóm chúng tôi đã nắm lấy tay nhau thành một hàng rào giữa công an và những người biểu tình, để họ có thể tiếp tục cuộc tuần hành một cách ôn hòa.

Thật không may, bình yên đó đã không kéo dài được lâu.

“Họ đang tách anh ra để bắt đó. Tôi vừa nghe họ nói. Anh cần hòa vào với mọi người càng sớm càng tốt“, chị ấy hốt hoảng nói nhỏ với tôi. Một người phụ nữ kéo tôi sang bên và cố gắng hết sức ra hiệu để không gây nghi ngờ. Tôi cám ơn chị và bắt đầu lùi lại về hướng đám đông, mắt vẫn thận trọng dõi theo những người công an đằng sau người phụ nữ nọ chỉ vài mét.

Có điều trước khi tôi kịp làm điều đó, một nhóm 5-6 viên an ninh mặc thường phục đã lao vào khóa cổ tôi và giật toang ba lô của tôi (để cướp lấy điện thoại và tiếp cận được các tư liệu của tôi về cuộc biểu tình này, như sau này tôi mới biết. Với họ, các thông tin nhạy cảm là chiến lợi phẩm quý giá)

Rất nhanh chóng, một số người biểu tình tìm cách giải thoát cho tôi, họ tóm lấy tay tôi mà kéo, còn tôi thì với tất cả sức lực của mình, tôi nhoai về với họ. Trong một khoảng khắc nào đó, dường như chúng tôi đã sắp thắng đến nơi.

Sau đó, một loạt những đòn như Trời giáng, nắm đấm và dùi cui phang xuống đầu và hàm tôi. Khi tôi ngã ra đường, lời cuối cùng của tôi với họ là “Tôi là người yêu nước! Tại sao đánh tôi?”.

Về mấy phút sau đó, thì tôi không nhớ gì nhiều. Tôi chỉ ý thức được chuyển động từ dưới đất cho đến thùng xe là một chuyển động rất êm, rồi tôi nằm trong thùng xe, nhìn lên bầu trời và chấp nhận thua.

Video quay cảnh bị đánh do những người biểu tình ghi lại, đã cho thấy một diễn biến khác. Quãng đường thì chẳng thể là êm, khi mà tôi cứ chốc chốc lại tuột khỏi cú chộp của những kẻ bắt cóc, và tôi thì chống cự suốt quãng đường đó. Họ đã trị tôi bằng cách trùm lên đầu tôi một túi màu da cam, là điều mà tôi hoàn toàn không nhớ. Tới lúc bị ném vào thùng xe tải, tôi đứng dậy, máu chảy trên đầu, và vẫy những người biểu tình tiếp tục. Trái tim của Sài gòn vẫn còn đang chờ họ.

II. Bị thẩm vấn.

“Người dân Việt Nam không cần đến sự giúp đỡ của mày”, người đàn ông lớn tuổi tức giận chặn lời tôi. Hai chân bị cùm trong chiếc cùm rỉ sét, tôi ngồi yên trên chiếc ghế kim loại, suy ngẫm về tình huống siêu thực mà tôi hiểu đã mình rơi vào. Ông ngồi đối diện tôi bên kia bàn, đeo kính, vẻ nghiêm khắc, nhưng xảo quyệt trên nét mặt. Ông có lẽ ngang tuổi các chú tôi, tôi thầm nghĩ.

Tôi theo dõi với một sự thích thú của người đứng ngoài quan sát, khi ông vặn vẹo về các động cơ của tôi, về các nguồn tài trợ có thể có và các mối liên hệ của tôi với các tổ chức. Sôi người vì cơn giận không thể giấu nổi, ông không thể tin, hoặc nói đúng hơn, ông không muốn tin rằng tôi đã hành động một mình, với ý nguyện tự do của riêng tôi, bởi muốn giúp người dân. Ông nhận ra chủ nghĩa dân tộc của người Việt khi nhìn thấy cuộc biểu tình này – và ông biết mình không thể phủ nhận sự bền bỉ của hàng ngàn năm chống ngoại xâm.

Ông nói, ông tin vào chủ nghĩa Cộng San – và là một trong số rất ít các đảng viên tôi đã có dịp tiếp xúc, mà công khai nói như thế – rồi ông hỏi, liệu tôi đã đọc Marx và Lênin chưa. Tôi trả lời có, thế là chúng tôi đã có một cuộc nói chuyện ngắn về các giai đoạn phát triển của Marx. Ông nói, giai đoạn phát triển tư bản này ở Việt Nam chỉ là tạm thời, rằng đất nước này đang trên con đường tiến tới những điều lớn lao hơn rất nhiều.

Có lẽ một quan điểm có cơ sở hơn về chính trị ở Việt Nam là của một nhân viên an ninh trẻ tuổi. Lúc đó đã quá nửa đêm, và các nhân viên an ninh phải thay phiên nhau, mỗi người một tiếng, tra hỏi tôi theo một danh sách dài các câu hỏi để cho tôi vào bẫy.

Hình như em là người thứ 5 hay thứ 6 hỏi cung trong đêm đó. Đến lượt mình, em đóng cửa, bất kể sự phản đối của mấy người đồng nghiệp. Dáng vẻ, thái độ của em nói với tôi rằng em không hề có ý định thực hiện cái công việc mà em được giao phó. Em kéo cái ghế ra ngồi trước mặt tôi, và chúng tôi đã có một cuộc nói chuyện tâm tình.

“Thật nực cười. Ở Việt Nam, nếu bạn tin vào điều gì đó tiến bộ, thì bạn sẽ bị gắn cho cái mác phản động”, em công nhận. Em cũng thừa nhận rằng em có cảm tình với những gì tôi làm, và bất cứ người Việt nào cũng hiểu tại sao tôi hành động như vậy.

Một cách nào đó Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tồn tại trong một tình trạng trớ trêu thường trực, vỡ mộng với chính mình và nằm tại chặng cuối của thời gian.

III Được phóng thích.

Buổi sáng ngày tôi sẽ ra tòa, một trong những người bạn tù – một người Philippines trẻ mà trong quãng đời tự do của mình đã vừa làm đầu bếp và vừa là thợ cắt tóc – đề nghị cắt tóc cho tôi. Chúng tôi dùng một chiếc tông đơ của nhà tù để cạo tóc ở hai bên, chỉ để lại trên đỉnh đầu. Đó là kiểu tóc tôi thường để trong thế giới tự do, và những sợi tóc mọc trong 40 ngày rơi xuống nền nhà tù vào buổi sáng hôm ấy cũng giống như một sự gột bỏ về tinh thần.

Tại tòa, tôi thừa nhận tức khắc việc gây rối trật tự công cộng – quả thật đó là mấu chốt của cuộc biểu tình. Đặc biệt, tôi nhấn mạnh, đối với người dân Việt, điều Luật An Ninh Mạng thậm chí còn nguy hiểm hơn điều luật Đặc Khu, và để cho chắc chắn, tôi đã sử dụng một ám chỉ mà tất cả người Việt đều hiểu.

Để mô tả tình trạng sai lầm sẽ kéo dài, một khi tự do trên internet bị xiết chặt, tôi đã thưa với tòa rằng dự thảo luật này không có gì khác hơn ngoài “chính sách ngu dân” – và là câu nói đã vang khắp Quảng Trường Ba Đình trong dịp Hồ Chí Minh tuyên ngôn độc lập vào năm 1945. Trong số các tội ác của thực dân Pháp mà ông Hồ Chí Minh liệt kê, có cả việc ban hành chính sách nhằm kìm giữ người dân trong tình trạng ngu dốt. Tôi muốn cái trớ trêu này trở nên rõ mồn một, như các song sắt trại giam, nơi mà họ giam giữ tôi trong đó.

Vị công tố viên đề nghị án trục xuất ngay lập tức. Lúc thẩm phán đọc bản án chính thức hôm ấy, tôi chợt hiểu người ta đang mang đến cho tôi một sự mâu thuẫn: Một món quà và đồng thời là một sự nguyền rủa. Trong lời cuối, tôi đã thưa với vị thẩm phán rằng, tôi không muốn gì hơn ngoài việc được trở về Việt Nam trong tương lai để giúp đất nước phát triển.

Tôi được hộ tống ra khỏi tòa, nhưng lần này đã không còn còng tay, tôi được tự do bước và được tránh xa những người mặc quân phục canh giữ mình. Những bước chân chiến thắng xuống cầu thang, rồi đoàn công an hộ tống, cách thức mở cửa bài bản của tài xế, đã trở thành các hình ảnh sống động trên internet như một cuộc chơi tạo hình mang tính chính trị đối lập, và một chiến thắng dân dã.

Bên trong chiếc xe SUV, tất cả chúng tôi đều thở phào, kể cả công an. Một người đặt tay lên đầu gối tôi, nhìn tôi cười và nói “xong rồi”. Tới khi về tới khám, tôi mới hiểu rằng tôi sẽ không được dẫn về phòng giam để lấy đồ. Những người tự do không được phép quay lại Chí Hòa.

Đồ của tôi được gửi về, kể cả chiếc kim khâu được mài từ xương heo và hai con cá được tết từ các sợi nhựa – món quà kỷ niệm của những người bạn cùng phòng giam từ một tuần trước đó đã ngờ ngợ rằng tôi sẽ không còn ở lâu trong thế giới của họ.

Mà quả thật, tôi đã chẳng được ở lâu tại Việt Nam. Lúc mặt trời lặn là lúc tôi đã ở trên không và đang hướng đến xứ sở tự do hơn. Ngồi trên máy bay nhìn Sài Gòn mờ khuất xa dần, tôi bỗng thấy như ngày 30/4/75 quay trở lại: tự do và lưu vong cùng đến trong cùng một khoảnh khắc.

Thanh Mai Nguyễn - dịch thuật

Will Nguyen (Bản Anh ngữ đăng trên FB cá nhân của tác giả)

 

"Liberration/ Exile" — An edited version of this essay was published in the literary magazine Mekong Review. Easily the most detailed piece I've written yet on what happened the day of my arrest.
-----
Liberration/ Exile
 
I. The Arrest
 
The old woman quietly walked over and tapped me on the shoulder that sweltering June afternoon. Hair grayed, eyes squinted, gums slightly agape, she held up an open can and motioned for me to drink, barely aware of what she was doing.
 
What she didn’t realize was that I had seen her in the company of ‘cong an’, the Vietnamese public security forces, minutes earlier. I politely declined. And my co-protestor, a young man in his 20s, quickly confirmed to me what I quietly suspected in my head: “Be careful. ‘Cong an’ might try to drug you. They’re known to do that.”
 
The police had mistakenly pinned me as one of the leaders that fateful day. I don’t blame them. As the protests headed from Hoang Van Thu Park near Tan Son Nhut Airport down Nam Ky Khoi Nghia, one of the main thoroughfares that led to the city center, I moved from documenting the events on my Twitter to becoming in a literal sense, a breaker of chains.
 
At several of the intersections along Nam Ky Khoi Nghia, ‘cong an’ were throwing up chains of uniformed officers armed with body-length shields—a flimsy phalanx of skinny young men, 3-4 layers deep. I moved through the crowds and stood right up against them.
 
These boys appeared nervous and scared, only holding the line because their older superiors were directly behind them, shouting orders. They were vastly outnumbered by the seething masses of protestors.
 
“Our tax money paid for these streets! We have a right to walk on them!” “You young people should be joining us!” “We are marching for our country!” “Why are you opposing the people?!”
 
Facing them down, the protestors were agitated but equally scared to proceed; they were well aware of the vast and punishing security apparatus that figuratively lay behind those shields. From above, it probably looked like a dam about to burst. And I knew that with the numbers on our side, a simple puncture would have injustice overrun.
 
So I pushed through. And I did so through at least three intersections. It was a calculated decision.
 
By the time we reached Nam Ky Khoi Nghia and Ly Chinh Thang, a few blocks away from Independence Palace, the police had learned their lesson. They decided to park a row of trucks across the intersection rather than the hearts of young men.
 
I walked up to the front once more and asked the police to move their trucks. They refused. So I climbed up onto the bed of one of the trucks and began helping the protestors on-foot surmount the barrier. I would clasp many hands that day, pulling young and old up and over to the other side.
 
Realizing that the protestors on-motorbike were still impeded, I began searching for a way to open up a wider path. The trucks were parked horizontally across the road, but on the sidewalk, the barrier consisted of police motorbikes. So a few of the protestors and I began lifting them out of the way, and as we did, police and protestor clashed once again.
 
They demanded that we not touch them, but we screamed back that we were not damaging them in any way, that we were merely moving them. And as protestors on-motorbike began tricking through the widening pathway, the momentum once again became impossible for police to stop. Cheers went up through the crowd, as a group of us linked arms to form a barrier between the police and the protestors to allow them to continue their march peacefully.
 
Unfortunately, it would not be peaceful for very long.
 
“They’re singling you out for arrest. I just heard them. You need to merge back into the crowd as quickly as possible,” she frantically whispered. An anonymous young woman pulled me aside and tried her best to make the tip-off look unsuspicious. I thanked her and began moving backwards towards the bulk of the crowd, careful to keep my eyes on ‘cong an’, who were meters behind the young woman.
 
But before I could make it, a group of 5-6 plainclothes officers descended upon me, putting me in a headlock and tearing open my backpack (to grab my phone and access my documentation of the protests, I would later find out. Inconvenient information is precious loot for them.)
 
Several of the protestors quickly tried to rescue me, grabbing my arms as I tried with all my might to pull towards them. For a few precious seconds, we seemed to be winning.
 
Then, a shower of blows rained from above, fists and batons slamming me across my head and jaw. And as I fell to the ground, my last words to them were “Toi la nguoi yeu nuoc! Tai sao danh toi?” "I'm a patriot! Why are you hitting me?"
 
For the next few minutes, I have very little memory. In my mind, the movement from ground to truck was a very smooth one, and I remember laying on the bed of that truck, looking up at the sky and accepting defeat.
 
Video of the beating recorded by other protestors would reveal otherwise. The journey was anything but smooth, and as I repeatedly fell from my captors’ grasp, I put up a fight all the way. They had to subdue me further by putting an orange burlap sack over my head, something which I have no memory of. And as I was deposited onto the bed of the police truck, I stood up, head dripping blood, and waved the protestors on. The heart of Saigon awaited them.
 
II. The Interrogation
 
“The Vietnamese people do not need your help,” the older man acerbically retorted. With both my feet shackled to a rusted metal bar, I quietly sat in that metal chair, contemplating the surreal situation I found myself in. He sat behind his desk, glasses, a stern but wily expression on his face. He could pass for one of my uncles, I thought to myself.
 
I watched with detached amusement as he interrogated me about my motives, my supposed sources of funding, and my organization links. Seething with barely disguised anger, he could not seem to believe, or rather, did not want to believe that I acted alone, of my own free will, because I wanted to help the people. He knew Vietnamese nationalism when he saw it—and he knew he couldn’t argue against several thousand years of tenacity.
 
He said he believed in communism—one of the exceedingly few party members I spoke with who openly said as much—and asked me if I had ever read Marx and Lenin. I said I had, and we had a short conversation about Marx’s stages of development. He said that this capitalist stage Vietnam was currently in was temporary, that the country was on the path to something much greater.
 
A more grounded view of Vietnamese politics would come from a younger officer. It was well past midnight, and officers were being rotated in one per hour, to ask me an endless list of questions meant to entrap. He was probably the fourth or fifth person that night.
 
When it came his turn, he closed the door, despite his co-workers’ objections. His body language told me he had no intention of doing the job assigned to him. He pulled up a chair in front of me, and we proceeded to have a heart-to-heart.
 
“It’s funny. In Vietnam, if you believe in something progressive, you are labeled reactionary,” he confessed. He admitted that he sympathized with what I did, that any Vietnamese person would understand why I did it.
 
The Vietnamese Communist Party somehow manages to exist in a permanent state of irony, disillusioned with itself and on the losing end of time.
 
III. The Release
 
The morning of my trial, one of my cellmates—a young Filipino who was a chef and a barber in his former life—offered to cut my hair. We used the prison buzzer to shave down the sides, leaving the top long. It was how my hair was usually cut in the free world, and as 40 days of hair growth gently fell to the prison floor that morning, it felt equally a spiritual shedding.
In court, I readily admitted to disturbing public order—indeed, that is the whole point of a protest. In particular, I stressed that the Cybersecurity Law was even more harmful to the Vietnamese people than the Special Economic Zones Law, and I made sure to wield an allusion that all Vietnamese would understand.
 
In describing the lasting folly of clamping down on internet freedom, I told the judge the proposed law was nothing more than “chinh sach ngu dan”—a phrase that echoed across Ba Dinh Square when Ho Chi Minh declared independence in 1945. Among the grievances Ho listed against the French was enacting policies that kept the people stupid. I wanted the irony to be as thick as the prison bars they kept me behind.
 
The prosecutors recommended immediate deportation. As the judge read out my formal sentence that day, I realized I was being handed a contradiction, a gift and a curse. In eulogy, I told the court that I wanted nothing more than to return to Vietnam in the future to help in its development.
 
I was escorted out of the courthouse, but this time I was free of handcuffs and free to walk a good distance away from my uniformed keepers. The triumphant walk down the steps and “cong an” escorting me to my motorcade, chauffeur-style, has become immortalized in internet memes as a fitting political reversal, a folk victory.
 
Inside the SUV, we all breathed a sigh of relief, “cong an” included. One put his hand on my knee, smiled at me, and said “It’s over”. And as I reached my old haunt, I realized I would not be brought to my cell to collect my things. Free men were not allowed back in Chi Hoa.
 
My belongings were sent for, including a sewing needle carved from pork bone and two fish woven from hand-made plastic thread--souvenirs which my cellmates gifted me that last week, anticipating that I was not long for their world.
 
Indeed, I was not long for Vietnam. I was in the air and headed to freer lands by sundown. And as I sat on the plane and watched Saigon slowly fade into the distance, it felt like April 30th, 1975 all over again: at once, a liberation and an exile.